Theo ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở, 21 xe buýt sẽ được ưu tiên hoạt động trên các tuyến có đông hành khách đi lại, như tuyến Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn…
Đây là số xe do Công ty Xe khách Sài Gòn đầu tư có sự ưu đãi về tài chính của Chính phủ trong khuôn khổ chương trình đổi mới xe buýt thành phố, từng bước đưa xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch vào vận hành.
Cũng theo Sở Giao thông, sắp tới Liên hiệp HTX xe buýt TP HCM sẽ đầu tư khoảng 29 xe sử dụng khí CNG. Đề án đầu tư xe của Liên hiệp HTX đang được thành phố thẩm định. Dự kiến đến cuối năm, toàn bộ 50 xe này sẽ đồng loạt lăn bánh trên đường phố TP HCM.
Hiện tại, trạm tiếp nhiên liệu CNG cho số xe trên đã và đang được đầu tư xây dựng ở Bến xe Chợ Lớn (quận 5) và trong bãi hậu cần của Công ty Xe khách Sài Gòn trên đường đường Phổ Quang, quận Tân Bình.
Đa số xe buýt hiện nay đều đã cũ kỹ và nhã khói đen gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Hữu Công
Đa số xe buýt hiện nay tại TP HCM đều đã cũ kỹ và xả khói đen khi vận hành gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Hữu Công
Trước đó, vào tháng 5/2010 thành phố đã cho phép chạy thí điểm hai “xe buýt sạch” trên tuyến bến xe Miền Tây – ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM.
Tuy chưa có kết quả khảo sát chính thức, nhưng theo đánh giá của ông Phùng Đăng Hải, Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP HCM, qua việc đầu tư chạy thử hai xe buýt bằng khí CNG, thấy hiệu quả cao, các thiết bị vận hành êm, ít khói thải và tiết kiệm được khoảng 30% chi phí nhiên liệu so với xe chạy bằng dầu diezel…
Đa số xe buýt hiện nay của TP HCM đều cũ kỹ và thường xuyên xả khói đen khi lưu thông trên đường. Đây cũng là một trong những lý do khiến người dân không “mặn mà” với loại giao thông công cộng này. Do vậy, việc đưa xe buýt sử dụng khí CNG vào hoạt động sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của xe buýt đồng thời với việc bảo vệ môi trường thành phố.